Dịch vụ

Hệ thống quản lý

Chứng nhận HACCP Codex Rev. 2022

I. GIỚI THIỆU VỀ HACCP CODEX REV. 2022

Hệ thống Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) được phát triển từ những năm 1950, ban đầu là để phục vụ cho chương trình không gian của Hoa Kỳ. NASA và công ty Pillsbury đã hợp tác để đảm bảo rằng thực phẩm cung cấp cho các phi hành gia phải tuyệt đối an toàn, không có bất kỳ mối nguy nào về vi sinh hoặc hóa học, vì điều này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng trong không gian.

Khi xây dựng hệ thống này, chuyên gia đã xác định các điểm trong quá trình sản xuất thực phẩm có nguy cơ tiềm ẩn và thiết lập các "Điểm kiểm soát tới Hạn" (Critical Control Points - CCPs) để giảm thiểu hoặc loại bỏ các mối nguy này. Hệ thống HACCP ban đầu có ba nguyên tắc, nhưng qua thời gian, các tiêu chuẩn và quy trình này tiếp tục được phát triển và hoàn thiện.

Đến những năm 1970, Pillsbury đã áp dụng hệ thống HACCP để quản lý sự cố nhiễm khuẩn trong thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh, từ đó mở rộng HACCP trong ngành công nghiệp thực phẩm nói chung. Hệ thống này tiếp tục được củng cố trong những năm 1980 và 1990 với việc thành lập Ủy ban Cố vấn quốc gia Hoa Kỳ về Tiêu chuẩn vi sinh vật Thực phẩm (NACMCF), đồng thời thêm vào 5 bước thực hiện và 7 nguyên tắc chính cho HACCP như ngày nay.

Đến năm 1987, HACCP được Ủy ban Codex Alimentarius, một cơ quan quốc tế về tiêu chuẩn thực phẩm do FAO và WHO thành lập đã đưa HACCP vào quy định trong bộ Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm (CXC 1-1969) và khuyến nghị áp dụng rộng rãi như là biện pháp chính để kiểm soát an toàn thực phẩm trong tất cả các ngành công nghiệp thực phẩm. Với sự hỗ trợ của Ủy ban Codex Alimentarius (Codex Alimentarius tiếng Latin có nghĩa là Food Code - Bộ quy tắc thực phẩm) và các tổ chức quốc tế, HACCP đã dần trở thành một tiêu chuẩn toàn cầu, áp dụng ở nhiều quốc gia để đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn HACCP Codex mới nhất là HACCP Codex Rev. 2022: General Principles of Food Hygiene (CXC 1-1969) được FAO và WHO ban hành tháng 10/2023 (Codex Alimentarius tiếng Latin là Food Code - Bộ quy tắc thực phẩm. Tiêu chuẩn thực phẩm và các văn bản liên quan do Ủy ban Codex Alimentarius ban hành được gọi là Codex Alimentarius).

HACCP đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua việc phân tích và kiểm soát các mối nguy tiềm tàng trong toàn bộ chuỗi sản xuất thực phẩm, từ khâu nguyên liệu, chế biến, sản xuất, đến vận chuyển và tiêu thụ. HACCP tập trung vào việc ngăn chặn các nguy cơ có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng bằng cách xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy như vi sinh vật, hóa học và vật lý trong thực phẩm.

Mục tiêu chính của HACCP là đảm bảo rằng sản phẩm thực phẩm được sản xuất và cung cấp an toàn cho người tiêu dùng. Hệ thống này không chỉ đơn thuần là kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng, mà còn chủ động quản lý an toàn thực phẩm thông qua việc nhận diện và kiểm soát các mối nguy trong suốt quá trình sản xuất.

Các nguyên tắc cơ bản của HACCP

Hệ thống HACCP bao gồm 7 nguyên tắc cơ bản, giúp các doanh nghiệp xây dựng quy trình kiểm soát và giám sát hiệu quả:
  • Phân tích mối nguy (Conduct a hazard analysis): Xác định các mối nguy tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và đánh giá mức độ nghiêm trọng của chúng. Các mối nguy có thể là vi sinh vật, hóa học hoặc vật lý.
  • Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (Determine the critical control points - CCPs): Các điểm kiểm soát tới hạn là các giai đoạn trong quá trình sản xuất mà nếu không được kiểm soát, mối nguy có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn thực phẩm.
  • Thiết lập các giới hạn tới hạn (Establish critical limits): Xác định các giới hạn có thể đo lường được tại mỗi CCP để đảm bảo rằng các mối nguy được kiểm soát, ví dụ như nhiệt độ, thời gian, độ pH, v.v.
  • Giám sát các CCP (Establish monitoring procedures): Xây dựng các quy trình giám sát để đảm bảo rằng các CCP luôn nằm trong giới hạn tới hạn. Nếu có bất kỳ sai lệch nào xảy ra, các biện pháp khắc phục cần được thực hiện ngay lập tức.
  • Thiết lập các hành động khắc phục (Establish corrective actions): Khi có sự cố xảy ra tại các CCP, các hành động khắc phục cần được thực hiện để đảm bảo sản phẩm vẫn đạt yêu cầu an toàn. Những hành động này phải được xác định và áp dụng kịp thời.
  • Kiểm tra xác nhận hệ thống HACCP (Establish verification procedures): Kiểm tra và xác nhận rằng hệ thống HACCP đang hoạt động hiệu quả, bao gồm việc kiểm tra tài liệu, lấy mẫu, kiểm nghiệm và xem xét các quy trình sản xuất.
  • Thiết lập và lưu giữ tài liệu và hồ sơ (Establish record-keeping and documentation procedures): Ghi chép và lưu trữ hồ sơ đầy đủ về các quy trình giám sát, kiểm tra và xác nhận, giúp đảm bảo tính minh bạch và dễ dàng truy xuất nguồn gốc khi cần.
Lợi ích của việc áp dụng HACCP
  • Đảm bảo an toàn thực phẩm: HACCP giúp phát hiện và loại bỏ các mối nguy tiềm ẩn, đảm bảo thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
  • Nâng cao uy tín và niềm tin đối với khách hàng: Việc áp dụng HACCP cho thấy cam kết của doanh nghiệp đối với chất lượng và an toàn thực phẩm, từ đó nâng cao uy tín và niềm tin của người tiêu dùng và đối tác.
  • Tuân thủ các quy định pháp lý: HACCP là một trong những tiêu chuẩn được yêu cầu bởi nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế. Việc áp dụng HACCP giúp doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm.
  • Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Hệ thống HACCP giúp phát hiện các điểm yếu trong quy trình sản xuất, từ đó cải tiến và tối ưu hóa, giảm thiểu chi phí sản xuất.
HACCP là một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến, giúp các doanh nghiệp đảm bảo sản phẩm của mình đạt chuẩn an toàn và chất lượng cao. Bằng cách tuân thủ các nguyên tắc và quy trình của HACCP, doanh nghiệp có thể chủ động kiểm soát các mối nguy, nâng cao uy tín và đảm bảo tuân thủ các yêu cầu pháp lý, đồng thời tối ưu hóa hiệu quả sản xuất. Với những lợi ích rõ ràng và thiết thực, áp dụng và chứng nhận HACCP đã trở thành một tiêu chuẩn quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm trên toàn thế giới.

II. LỢI ÍCH CỦA CHỨNG NHẬN GIC

+) Được công nhận quốc tế: GIC là tổ chức chứng nhận được thừa nhận toàn cầu, với các dấu công nhận uy tín từ những tổ chức hàng đầu như CPSC (Mỹ), UKAS (Anh), JAS-ANZ (Úc - New Zealand), SAAS (SAI), VICAS (Việt Nam), SAC (Singapore), CNAS (Trung Quốc) và nhiều tổ chức khác. Chứng nhận của GIC không chỉ mang lại sự tin cậy trên phạm vi quốc gia mà còn có giá trị quốc tế, được Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) và Hiệp hội Công nhận Châu Á - Thái Bình Dương (APAC) thừa nhận, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và tăng cường uy tín toàn cầu.

+) Dịch vụ chứng nhận chất lượng cao, chi phí cạnh tranh: GIC Việt Nam cung cấp các dịch vụ chứng nhận theo tiêu chuẩn khắt khe của Châu Âu và Bắc Mỹ, đảm bảo rằng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu quốc tế. Bên cạnh chất lượng dịch vụ vượt trội, GIC còn đưa ra mức chi phí hợp lý và cạnh tranh, giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí mà vẫn đạt được sự công nhận quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để tham gia vào các thị trường lớn và phát triển bền vững.

Quý khách hàng có nhu cầu chứng nhận HACCP Codex Rev. 2022, vui lòng liên hệ:

GIC VIỆT NAM
12F, 14 Láng Hạ Building, Quận Ba Đình, Hà Nội
Tel: 024.6275 2268, Fax: 024.6275 2269, Email: tuandm@gicvn.vn
VP tại TP. Hồ Chí Minh: R502, 160 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tel: 028.39307936
Chia sẻ:
Vui lòng liên hệ qua các địa chỉ bên cạnh hoặc gửi thông tin theo mẫu dưới đây. Trân trọng!
Chú ý: Dấu (*) các trường bắt buộc phải nhập vào. Quý vị có thể gõ chữ tiếng Việt không dấu hoặc chữ tiếng Việt có dấu theo chuẩn UNICODE (UTF-8). 

Hệ thống quản lý

Chứng nhận sản phẩm

  • Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn

    Đảm bảo sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu về tính năng, an toàn, khả năng vận hành, tính ổn định...
  • Chứng nhận hợp quy

    Xác nhận SPHH tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) do cơ quan chức năng quy định.
  • CE Marking

    Xác nhận sản phẩm bán tại thị trường Khu vực Kinh tế Châu Âu đáp ứng các yêu cầu cao về an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường.

Phương pháp cải tiến

  • Chứng nhận 5S

    5S tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp và xây dựng môi trường làm việc năng động, sáng tạo, hiệu quả.
  • Lean Manufacturing

    Lean giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất bằng cách loại bỏ lãng phí và nâng cao giá trị cho khách hàng.
  • KPIs

    KPI là thước đo định lượng để đánh giá mức độ đạt được mục tiêu của doanh nghiệp, nhóm hoặc cá nhân.

Phát triển bền vững

Huấn luyện, đào tạo