Trang chủ
Giới thiệu
Dịch vụ
Tin tức
Thông tin
Liên hệ
Chứng Chỉ Theo Tiêu Chuẩn ISO/IEC17021:2006 Và ISO/IEC Guide 65:1996
Trong hai ngày 25 và 26 tháng 2 năm 2010 các chuyên gia đánh giá công nhận của Văn phòng công nhận Việt Nam (BoA) thuộc Bộ khoa học và công nghệ Việt nam đã tiến hanh đánh giá tại văn phòng GIC Việt Nam theo tiêu chuẩn ISO/IEC17021:2006 và tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 65:1996
English Tiếng Việt
De An 30 Can Trinh Tu Cong Bo Lop LyCần Trình Tự Công Bố Lợp Lý Đề Án 30

Có thể khẳng định Đề án 30 đã thành công trong giai đoạn 1 thông qua việc các Bộ, ngành, địa phương công bố bộ thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền quản lý để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Tính tới thời điểm hiện tại tổng số TTHC đã được thống kê tại 4 cấp chính quyền là trên 5.500 thủ tục; 82.786 biểu mẫu; 7.641 văn bản quy định TTHC. 100% Bộ, ngành đã ban hành quyết định công bố bộ TTHC thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành; trong đó 20/24 Bộ, ngành đã làm lễ công bố. 60/63 địa phương đã ban hành quyết định công bố bộ TTHC chung áp dụng tại cấp huyện và cấp xã. Hiện chỉ còn 3 tỉnh chưa ban hành quyết định công bố là Cao Bằng, Đồng Tháp và Hậu Giang. Theo chương trình, trước ngày 20/8/2009, các địa phương sẽ hoàn thành việc công bố bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành.

Cuối tháng 9/2009, theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ sẽ công bố trên Internet bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC tại 4 cấp chính quyền sớm hơn thời hạn quy định 14 tháng (trước đây dự kiến cuối tháng 12/2010). Bộ dữ liệu này sẽ được hoàn thiện trong giai đoạn rà soát và tiếp tục được cập nhật, duy trì khi Đề án kết thúc.

Rắc rối hiện nay đối với nhiều địa phương là việc công bố thủ tục trước Bộ. Vấn đề là ở chỗ Chính Phủ quy định tên thủ tục của địa phương công bố phải đúng với tên thủ tục của Bộ ngành TW.

Như ta thường thấy, nhiều khi cùng một sự vật bản chất nội dung như nhau, nhưng được gọi với tên khác nhau, chưa kể tên gọi theo thói quyen hay bị “địa phương hóa”. Vì thế hiện nay, các địa phương đang tốn nhiều công sức để hiệu chỉnh nhiều thủ tục đã công bố cho phù hơp với tên gọi của Bộ ngành.

Đúng là nhiều địa phương “cầm đèn chạy trước xe” nên găp sự cố. Lẽ ra, “nhạc trưởng” phải lường trước những rắc rối không đáng có như vậy để đề ra một lịch trình theo một trật tự hơp lý!?

Để giai đoan hai và thời gian về sau việc đơn giản hóa thủ tục và ban hành thủ tục không còn là nỗi ám ảnh của đời sống xã hội, xin có một vài kiến nghị sau:

Trước hết, cần đơn giản hoá ngay trong việc ban hành các văn bản quy định thủ tục từ Trung ương đến địa phương. Vì sao cơ sở pháp lý của việc cấp sổ hồng lại không chỉ là những văn bản của Bộ Tài nguyên Môi trường? Nên chăng mỗi lĩnh vực chỉ thuộc một đầu mối quản lý theo một quy trình của một bộ chức năng để tránh chồng chéo?

Thiết nghĩ, chỉ là cấp thừa hành, bởi vậy các địa phương không được trao thẩm quyền “chế” ra văn bản quy định mang tính “cát cứ” làm rối các quy định của các bộ. Và trong mỗi bộ, việc quy định thủ tục cho từng vấn đề cũng cần nhất quán, minh bạch, khoa học, không mâu thuẫn mới chính mình.

Chính phủ từ lâu, nhiều lần đã tỏ rõ quyết tâm rà soát, bải bõ sửa đồi nhiều quy định thủ tục không phù hợp. Tuy nhiên kết quả thu được không như mong muốn. Điều này thấy rõ qua vấn nạn giấy phép con. Càng bãi bỏ lại xuất hiện càng nhiều “giấy phép cháu”. Có người ví von giống như “đầu Phạm Nhan", càng chặt càng mọc nhiều thêm!

Có thể xem những quy định, thủ tục không phù hợp, kém chất lượng “như cỏ dại khó diệt trừ tận gốc”, một phần do hầu hết chúng sinh ra để phục vụ những mục tiêu cụ thể, và đồng thời chúng cũng tạo ra lợi ích cục bộ cho một bộ phận có quyền ban hành các quy định, thủ tục đó. Bộ phận này chắc chắn sẽ không hài lòng, thậm chí phản ứng lại bằng nhiều hình thức khi bị đánh mất quyền và cơ hội.

Nguyên nhân bao trùm có thể nhận thấy là nền hành chính nặng tính “cai trị” chưa chuyển sang nền hành chính “phục vụ”.

Thiết nghĩ, ngoài luật Ban hành văn bản vi phạm pháp luật, cần thiết phải có luật về Quy định ban hành hành các thủ tục. Trong luật phải có quy định về chế tài. Nhất thiết các dự thảo về quy định, thủ tục đều phải được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và lấy ý kiến phản biện rộng rãi.

Nếu các quy định, thủ tục nào gây thiệt hại cho công dân, doanh nghiệp mà chứng minh được thiệt hại là hiện hữu và quy được thiệt hại thành tiền thì có thể kiện ra Toà án hành chính đòi cơ quan công quyền bồi thường.

Có làm được như vậy mới góp phần cho các cơ quan công quyền đưa ra được những quy định, thủ tục có chất lượng, phù hợp, khả thi để quản lý tốt xã hội, điều tiết nền kinh tế phát triển nhanh, đúng hướng.

Diệp Văn Sơn (Tuần Việt Nam)
Thay Đổi Đối Với ISO/IEC 27001:2022  
28/4 - Ngày Thế Giới Về An Toàn Và Sức Khỏe Tại Nơi Làm Việc  
Tuyên Bố Của ISO Và IAF Về Các Yêu Cầu Phải Đạt Khi Chứng Nhận ISO 22000  
TWI - Công Cụ Nâng Cao Kỹ Năng Làm Việc Của NLĐ  
GIC Được Chỉ Định Là TCCN An Toàn Mạng Tại Singapore  
Thông Báo Thay Đổi Logo Và Mẫu Chứng Chỉ Của GIC  
GIC Việt Nam Thông Báo Lịch Nghỉ Tết Nguyên Đán 2022  
Thông Báo Thay Đổi Địa Chỉ Văn Phòng Giao Dịch GIC Việt Nam Tại Hà Nội  
Áp Tiêu Chuẩn Quốc Gia 'Ngăn' Hiện Tượng Nhũng Nhiễu Của Công Chức  
Thông Báo Lịch Hoạt Động Trong Dịp Tết Nguyên Đán 2021  
Copyright © 2009 GIC Viet Nam. All rights reserved. Designed & Developed by emsvn.com