Trang chủ
Giới thiệu
Dịch vụ
Tin tức
Thông tin
Liên hệ
English Tiếng Việt

CE Mark thể hiện rằng sản phẩm bán tại thị trường Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) đáp ứng các yêu cầu cao về an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường.

Iso 9001 ISO 9001
Hệ thống quản lý chất lượng
Iso 14001 ISO 14001
Hệ thống quản lý môi trường
Iso Iec 27001 ISO/IEC 27001
Hệ thống quản lý an toàn thông tin
Iso 22000 ISO 22000
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Iso 45001 ISO 45001
Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
Iso 50001 ISO 50001
Hệ thống quản lý năng lượng
Haccp CODEX HACCP
Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn
Chung Nhan San Pham CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM
Chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm
Dao Tao ĐÀO TẠO
Áp dụng hệ thống quản lý và công cụ cải tiến
Ce Mark CE MARK
Dấu phù hợp của sản phẩm tại Khu vực Kinh tế châu Âu
5s 5S CERTIFICATION

Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng

Chứng nhận hệ thống trách nhiệm xã hội SA8000

I. GIỚI THIỆU VỀ SA8000

1- SA 8000 (Social Accountability 8000) là tiêu chuẩn hệ thống trách nhiệm xã hội do SAI (Social Accountability International) xây dựng dựa trên trên Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, Công ước quốc tế về quyền trẻ em của Liên hợp quốc và các công ước khác của Tổ chức lao động quốc tế (ILO).

2- Tiêu chuẩn SA 8000:2014 là cơ sở cho các doanh nghiệp cải thiện được điều kiện làm việc. Mục đích của SA 8000 không phải để khuyến khích hay chấm dứt hợp đồng với các nhà cung cấp, mà nhằm cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật và nâng cao nhận thức nhằm nâng cao điều kiện sống và làm việc. Các doanh nghiệp muốn giữ vững hình ảnh thì không những phải xem xét ảnh hưởng về mặt xã hội từ các hoạt động của chính doanh nghiệp mà còn phải xem xét lại ảnh hưởng toàn diện về mặt xã hội của điều kiện làm việc cho các nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh của mình. Điều này có nghĩa là kiểm soát và thực hiện việc tôn trọng cũng như đẩy mạnh nhân quyền của toàn thể nhân viên trong suốt chuỗi cung cấp, sản xuất và phân phối. SA 8000 tạo ra một bộ quy tắc toàn cầu đối với điều kiện làm việc trong các ngành sản xuất, giúp cho người tiêu dùng ở các nước phát triển tin tưởng rằng hàng hóa mà họ mua và sử dụng, đặc biệt là quần áo, đồ chơi, mỹ phẩm, và đồ điện tử đã được sản xuất phù hợp với bộ tiêu chuẩn được công nhận.

3- Các yêu cầu về trách nhiệm xã hội trong tiêu chuẩn SA8000:2014 gồm: * Lao động trẻ em; * Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; * Sức khỏe và an toàn; * Quyền tự do lập hội và quyền thương lượng tập thể; * Phân biệt đối xử; * Kỷ luật lao động; * Thời gian làm việc; * Thù lao; * Hệ thống quản lý.

4- Ý nghĩa của việc ban hành và yêu cầu chứng nhận SA 8000:2014 là ngăn ngừa sự lạm dụng lao động trẻ em, lao động tù nhân và đối xử phân biệt lao động nam nữ,dân tộc, tôn giáo, làm tăng trách nhiệm xã hội của người sử dụng lao động ngày càng to lớn, đó là luôn hướng tới cái thiện điều kiện làm việc ngày càng tốt hơn cho công nhân đang làm việc cho doanh nghiệp.

II. QUÁ TRÌNH CHỨNG NHẬN
1- Đăng ký chứng nhận: Doanh nghiệp hoàn chỉnh bản đăng ký và gửi kèm tài liệu theo quy định của từng loại hình chứng nhận.

2- Lập chương trình đánh giá và phân công chuyên gia: xác định hoạt động đánh giá cần thiết để xác nhận hệ thống đáp ứng yêu cầu chứng nhận. Chuyên gia được lựa chọn trên cơ sở có chuyên môn và năng lực phù hợp, có thể thêm chuyên gia kỹ thuật khi cần.

3- Quá trình đánh giá: được tiến hành qua 2 giai đoạn. GĐ1: xem xét hệ thống văn bản, điều kiện, phạm vi và sự sẵn sàng cho đánh giá. GĐ2: xác định việc áp dụng và hiệu lực của hệ thống, quá trình gồm các bước: Họp khai mạc > Đánh giá tại các phòng ban/ đơn vị > Chuẩn bị kết luận đánh giá > Họp kết thúc.

4- Báo cáo kết quả đánh giá và thực hiện hành động khắc phục: doanh nghiệp phải thực hiện hành động khắc phục đối các lỗi phát hiện được trong quá trình đánh giá.

5- Thẩm xét và cấp chứng nhận: Hội đồng Chứng nhận thẩm xét hồ sơ đánh giá để quyết định hoặc từ chối cấp chứng nhận. Chứng nhận có hiệu lực trong 03 năm kèm theo yêu cầu về giám sát định kỳ.
III. LỢI ÍCH CỦA CHỨNG NHẬN GIC

1- GIC là một trong số rất ít tổ chức chứng nhận tại Việt Nam được SAI (tổ chức quản lý, giám sát SA8000) công nhận năng lực và được phép cấp dấu công nhận SAAS trên các chứng chỉ SA8000 cấp cho doanh nghiệp. Chứng nhận của GIC còn được công nhận quốc tế với dấu công nhận của CPSC (Mỹ), UKAS (Anh), JAS-ANZ (Úc-New Zealand), VICAS (Việt Nam), SAC (Singapore), CNAS (Trung Quốc) v.v. và được thành viên Diễn đàn Công nhận quốc tế (IAF) và Hợp tác Công nhận Châu Á - Thái Bình dương (APAC) thừa nhận kết quả.

2- GIC Việt Nam cung cấp dịch vụ chứng nhận theo chuẩn mực Châu Âu, Bắc Mỹ với chi phí chứng nhận phù hợp nhất trên thị trường hiện nay.

Quý khách hàng có nhu cầu chứng nhận SA8000, vui lòng liên hệ:

GIC VIỆT NAM
12F, 14 Láng Hạ Building, Quận Ba Đình, Hà Nội
Tel: 024.6275 2268, Fax: 024.6275 2269, Email: tuandm@gicvn.vn
VP tại TP. Hồ Chí Minh: R502, 160 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tel: 028.39307936

Copyright © 2009 GIC Viet Nam. All rights reserved. Designed & Developed by emsvn.com