Trang chủ
Giới thiệu
Dịch vụ
Tin tức
Thông tin
Liên hệ
English Tiếng Việt

CE Mark thể hiện rằng sản phẩm bán tại thị trường Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) đáp ứng các yêu cầu cao về an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường.

Iso 9001 ISO 9001
Hệ thống quản lý chất lượng
Iso 14001 ISO 14001
Hệ thống quản lý môi trường
Iso Iec 27001 ISO/IEC 27001
Hệ thống quản lý an toàn thông tin
Iso 22000 ISO 22000
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Iso 45001 ISO 45001
Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
Sa8000 SA8000
Hệ thống trách nhiệm xã hội
Haccp CODEX HACCP
Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn
Chung Nhan San Pham CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM
Chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm
Dao Tao ĐÀO TẠO
Áp dụng hệ thống quản lý và công cụ cải tiến
Ce Mark CE MARK
Dấu phù hợp của sản phẩm tại Khu vực Kinh tế châu Âu
5s 5S CERTIFICATION

Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng

Chứng nhận hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001:2018

I. GIỚI THIỆU VỀ ISO 50001

1- ISO 50001 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý năng lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành lần đầu năm 2011. Mục đích của tiêu chuẩn là hướng dẫn doanh nghiệp thiết lập hệ thống và các quá trình cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Áp dụng tiêu chuẩn cũng sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính và các tác động môi trường khác. Tiêu chuẩn có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp, không phân biệt lĩnh vực, quy mô hay loại hình tổ chức. Việc áp dụng hệ thống có hiệu quả hay không phụ thuộc vào thiết kế, vận hành và thường xuyên cải tiến hệ thống.

2- Tiêu chuẩn này có thể sử dụng cho mục đính chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận độc lập tự công bố hệ thống quản lý năng lượng của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn không đặt ra các yêu cầu tuyệt đối về hiệu quả năng lượng vượt quá các cam kết trong chính sách năng lượng và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc tuân thủ các yêu cầu pháp lý thích hợp và các yêu cầu có liên quan khác. Do đó, hai doanh nghiệp có loại hình hoạt động tương tự, có hiệu quả năng lượng khác nhau, đều có thể phù hợp với các yêu cầu của mình.

3- Áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 giúp doanh nghiệp đánh giá mức tiêu thụ và sử dụng năng lượng hiện tại, tìm kiếm các giải pháp cải tiến nhằm sử dụng một cách tốt hơn các thiết bị sử dụng năng lượng hiện tại, giúp nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của các máy móc, thiết bị do đó giảm mức năng lượng được sử dụng và giảm được chi phí đáng kể cho doanh nghiệp. Ngoài ra, thông qua việc thiết lập và áp dụng các thủ tục kiểm soát điều hành liên quan tới sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn năng lượng, ISO 50001 còn giúp doanh nghiệp tránh được các khoản tiền phạt theo các chế tài xử lý vi phạm trong việc sử dụng năng lượng. Bên cạnh đó, với mục đích sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả , ISO 50001 còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tiến quản lý năng lượng đối với các dự án giảm phát thải khí nhà kính.

4- Chứng nhận hệ thống quản lý năng lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 50001 tạo cơ hội cho việc quảng bá, đồng thời đây cũng là công cụ cho doanh nghiệp vượt qua hàng rào kỹ thuật thương mại và giúp nâng cao hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng và cộng đồng, do đó giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và cơ hội cho việc mở rộng thị trường, bao gồm cả việc gia nhập thị trường quốc tế. Với những lợi ích trên, ISO 50001 thực sự là một công cụ hữu hiệu cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, góp phần giúp doanh nghiệp theo đuổi chiến lược phát triển bền vững, thể hiện trách nhiệm với môi trường và xã hội trong việc đảm bảo an ninh năng lượng trên phạm vi toàn cầu./.

II. QUÁ TRÌNH CHỨNG NHẬN
1- Đăng ký chứng nhận: Doanh nghiệp hoàn chỉnh bản đăng ký và gửi kèm tài liệu theo quy định của từng loại hình chứng nhận.

2- Lập chương trình đánh giá và phân công chuyên gia: xác định hoạt động đánh giá cần thiết để xác nhận hệ thống đáp ứng yêu cầu chứng nhận. Chuyên gia được lựa chọn trên cơ sở có chuyên môn và năng lực phù hợp, có thể thêm chuyên gia kỹ thuật khi cần.

3- Quá trình đánh giá: được tiến hành qua 2 giai đoạn. GĐ1: xem xét hệ thống văn bản, điều kiện, phạm vi và sự sẵn sàng cho đánh giá. GĐ2: xác định việc áp dụng và hiệu lực của hệ thống, quá trình gồm các bước: Họp khai mạc > Đánh giá tại các phòng ban/ đơn vị > Chuẩn bị kết luận đánh giá > Họp kết thúc.

4- Báo cáo kết quả đánh giá và thực hiện hành động khắc phục: doanh nghiệp phải thực hiện hành động khắc phục đối các lỗi phát hiện được trong quá trình đánh giá.

5- Thẩm xét và cấp chứng nhận: Hội đồng Chứng nhận thẩm xét hồ sơ đánh giá để quyết định hoặc từ chối cấp chứng nhận. Chứng nhận có hiệu lực trong 03 năm kèm theo yêu cầu về giám sát định kỳ.
III. LỢI ÍCH CỦA CHỨNG NHẬN GIC

1- Chứng nhận GIC được công nhận quốc tế với dấu công nhận của CPSC (Mỹ), UKAS (Anh), JAS-ANZ (Úc-New Zealand), SAAS (SAI), VICAS (Việt Nam), SAC (Singapore), CNAS (Trung Quốc) v.v. và được thành viên Diễn đàn Công nhận quốc tế (IAF) và Hợp tác Công nhận Châu Á - Thái Bình dương (APAC) thừa nhận kết quả.

2- GIC Việt Nam cung cấp dịch vụ chứng nhận theo chuẩn mực Châu Âu, Bắc Mỹ với chi phí chứng nhận phù hợp nhất trên thị trường hiện nay.
Quý khách hàng có nhu cầu chứng nhận ISO 50001, vui lòng liên hệ:

GIC VIỆT NAM
12F, 14 Láng Hạ Building, Quận Ba Đình, Hà Nội
Tel: 024.6275 2268, Fax: 024.6275 2269, Email: tuandm@gicvn.vn
VP tại TP. Hồ Chí Minh: R502, 160 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tel: 028.39307936
Copyright © 2009 GIC Viet Nam. All rights reserved. Designed & Developed by emsvn.com